XtGem Forum catalog
Contact: 0946721280

Định luật ohm và mối quan hệ giữa dòng điện, điện trở, điện áp?

Điều đầu tiên dễ nhất của việc học điện tử là định luật ohm. Trong một số trường hợp, chỉ cần học định luật ohm là đủ, đơn giản như việc tính toán điện trở hạn dòng để bật sáng một con led cho đến việc phức tạp phân tích các mạch điện công suất định luật ohm như là chìa khóa vạn năng cho chúng ta. Vậy tại sao chúng ta lại không bỏ ít thời gian để học một định luật rất là bổ ích này trước khi nghịch, độ, chế một đồ điện tử nào đó let's go,

  1. Điện áp V: Voltage(tên tiếng anh)
  2. Điện trở R: Resistance(tên tiếng anh)
  3. Dòng điện I: Current(tên tiếng anh, nhưng tại sao không phải là C mà là I vì C trùng với tên của tụ điện Capacitor ^.^ )
  4. Công thức như bạn thấy ở trên V = I*R (*: phép nhân)

NVM có tham khảo một phần mềm rất hay trên internet để các bạn hình dung dễ dàng hơn về dòng điện, điện áp, và điện trở. Đó là phần mềm chạy trên nền tảng Java có tên Circuit Construction Kit (DC Only). Nó chỉ mô phỏng với điện DC nhưng thế là đủ dùng với những cái căn bản rồi ^.^.
Bạn truy cập vào đường link dưới đây, rồi click vào biểu tượng java để download file .jnlp: Circuit Construction Kit.

Lưu ý: Tôi không muốn bạn cài nhiều phần mềm, cũng không muốn các bạn nghĩ wapsite chỉ bạn cài những phần mềm vớ vẩn rồi máy tính của các bạn nhiễm virus, Tôi thực sự muốn mọi thứ hoạt động tốt theo đúng chỉ dẫn của tôi, ok giờ đã hiểu. Bạn cần phải download và cài đặt phần mềm trước khi chạy file java .jnlp tại địa chỉ: Free Java Download

Mở file .jnlp lên, bạn sẽ có được giao diện như thế này:
Đối với bài này chúng ta sẽ mô phỏng mạch điện đơn giản như hình ở đầu đề. Nhưng trước tiên các bạn phải biết được một số từ vựng tiếng anh ^.^ trước khi sử dụng nó.

  1. Wire: Dây dẫn.
  2. Reistor: Điện trở
  3. Battery: Pin 1 chiều
  4. Light Bulb: Bóng đèn
  5. Switch: Công tắc, cầu giao
  6. Ciruit: mạch điện
    • Save: Lưu mạch hiện tại lại.
    • Load: Mở file sơ đồ đã lưu.
  7. Visual: Giao diện
    • Lifelike: Thành phần của mạch điện gần giống ngoài đời.
    • Schematic: Thành phần của mạch điện là các biểu tượng, ký hiệu sơ đồ mạch.
    • Show values: Hiện tất cả các giá trị của mạch điện ví dụ điện trở, điện áp.
  8. Tool: Công cụ
    • Voltmeter: Đồng hồ đo điện áp(phải đo song song nha mấy chế).
    • Ammeter(s: series nối tiếp): Đồng hồ đo dòng điện(phải đo nối tiếp nha).
    • Non-Contact Ammeter: Đồng hồ đo dòng điện, đưa đến chỗ nào cần đo nó sẽ hiện giá trị, không cần kết nối.
  9. Size: Kích thước
    • Large: Lớn.
    • Medium: Vừa.
    • Small: Nhỏ.
  10. Advanced: Nâng cao(Bạn click vào show để chỉnh sửa)
    • Wire Resistivity: Điện trở của dây dẫn. Có 2 tùy chọn đó là Almost None: R = 0, và Lots: R khác 0(nhiều).
    • Hide Electrons: Chọn vào để ẩn dòng electron, bỏ chọn để hiện dòng electron.
  11. Reset all: Xóa mọi thứ, trở về trạng thái lúc mới sử dụng phần mềm
  12. Help: Khỏi dịch =))

Rồi mọi thứ đã gần như là ok, bây giờ các bạn hãy vẽ một mạch điện đơn giản như hình bên dưới nhé.

Lưu ý: Để đưa linh kiện ra thì bạn đưa chuột vào thành phần bạn muốn lấy ra. Sau đó Nhấn và giữ chuột trái đồng thời đưa linh kiện đến vị trí mình mong muốn. Và để đóng, ngắt cầu dao thì bạn phải Nhấn và giữ chuột trái cần cầu dao rồi đưa lên hoặc đưa xuống tùy vào việc bạn muốn ngắt hay đóng cầu dao. Điều nữa nói thêm, muốn thay đổi giá trị, hoặc xóa phần tử bạn chuột phải chọn Remove nếu muốn xóa, chọn Change xxx để thay đổi giá trị, muốn hiện giá trị của linh kiện như đã nói ở trên, chúng ta không cần click chuột phải từng linh kiện để chọn show value mà chỉ cần tick chọn ở bảng điều khiển bên phải mục show value là nhanh hơn nhiều rồi. Khi mọi thứ đã xong thì bạn nhấn vào nút play để chạy mô phỏng nha =)).

Các bạn hãy lần lượt thay đổi giá trị của điện trở, hoặc điện áp rồi xem độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào nha. Ở bài này tôi chỉ tập chung vào việc bạn hình dung ra bản chất của một mạch điện tử(căn bản), điều gì xảy ra khi thay đổi điện trở, tức nhiên điện trở càng cao thì giống như bức tường càng dày, dòng điện sẽ khó đi qua hơn. Ngược lại, nếu điện trở càng bé, thì như bức tường càng mỏng, do đó dòng điện cũng giống như dòng nước, nó sẽ dễ dàng chảy qua hơn. Thằng điện áp là thằng cung cấp lực cho dòng điện, nếu điện trở không đổi mà điện áp thay đổi thì dòng sẽ thay đổi theo. Thử lấy ví dụ xem nào :pacman dễ hơn ăn cháo nhỉ.

Bây giờ nếu bạn đã đọc đến phần này, thì bạn đã hiểu hết về định luật ohm rồi đó. Túm lại một phát là nhìn vào hình vẽ trên cùng. Đặt con vợ(V) lên đầu, rồi(R) mới(multiply: phép nhân) được yêu(I) đó là cách cho các cháu học sinh nó dễ nhớ, còn đối với tôi, tôi nhìn hình vẽ đã nhớ tận óc rồi. Muốn tìm R thì che R đi biểu thức bây giờ chỉ còn lại, trên đầu là V còn phía dưới là I nghĩa là R = V/I. Giải thích một hồi các thím lại không hiểu nữa cho mà coi, vậy nên xin phép cho tôi chốt bài viết tại đây nhé!

Video bài giảng có sẵn trên youtube by Admin

Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ vào hòm thư manhcompro@gmail.com. Do trang này chạy trên wapsite và đang trong quá trình xây dựng nên nếu có lỗi, mong các bạn phản hồi cho Team để sớm khắc phục.

Contact: 0946721280
Contact: 0946721280