![](../img/avatar.jpg)
Dân Chơi Điện
![](../img/avatar.jpg)
NVMsupport for dân chơi điện
Tính tổng trở nối tiếp, song song và các mạch cần phải biến đổi star(sao), delta(tam giác) hoặc không?
![](../img/TONGTRO.png)
Mới học điện tử việc làm quen với điện trở là một điều ai cũng phải trải qua, do đó kỹ năng tính tổng trở của một mạch thì ai có dính dáng đến điện tử thì cũng đều biết hết, lúc đầu các bạn sẽ khó khăn trong việc vẽ lại một mạch mà người ta đánh đố bạn sau đó tính điện trở tổng, về sau kỹ năng này sẽ tăng dần(tức nhiên nếu học) và có kỹ năng cũng cần phải biết đến đó là biến đổi sao-tam giác hoặc tam giác-sao của rất cần thiết. Tức nhiên sao-tam giác hay tam giác-sao thường gặp trong điện 3 pha, nhưng nó cũng giúp chúng ta trong vấn đề tìm điện trở của mạch, ok chúng ta sẽ bắt đầu với mạch đơn giản, chúng ta sẽ xét 4 trường hợp.
- Điện trở nối tiếp.
- Điện trở song song.
- Biến đổi star-delta.
- Biến đổi delta-star.
Ok, đi từng trường hợp 1 nào
![](img/tong_tro_01.png)
RTổng = R1+R2+R3 Tổng quát với nhiều điện trở thì tổng trở có giá trị là
![](img/tong_tro_02.png)
Vận dụng việc nối tiếp điện trở có thể giúp chúng ta tận dụng một số linh kiện có sẵn, lúc đầu mình mới học điện tử trong lúc thực hành(điều này sinh viên việt nam rất yếu) việc đơn giản là kiếm một con điện trở 3k3( 3300 ohm, k là 103 ohm, M là 106 ohm nha) đối với mình lúc đó không biết làm sao cả, tức nhiên không phủ nhận khá năng kém sáng tạo và vận dụng kiến thức của mình, ^.^. Đúng như bạn đang nghĩ vậy, nếu không có một con điện trở lành lặn 3k3 thì nếu bạn có 3 điện trở 1k cộng với 3 điện trở 100 ohm thì đã thu được điện trở như thế rồi(1k+1k+1k+100+100+100 = 3300 ohm), hihi. Các bạn hãy linh hoạt trong cách vận dụng lý thuyết nhé.
Tiếp theo là trường hợp mắc song song nha,
![](img/tong_tro_03.png)
1 | = | 1 | + | 1 | + | 1 |
RTổng | R1 | R2 | R3 |
![](img/tong_tro_04.png)
1 | = | 1 | + | 1 | + | 1 | + | + | 1 | |
RTổng | R1 | R2 | R3 | RN |
Rất đơn giản phải không nào, tiếp theo chúng ta sẽ học cách biến đổi tương đương sao - tam giác và tam giác - sao. Đây là điều rất quan trọng mà các bạn phải học để tùy biến mạng điện trở trong mạch điện của chúng ta.
Hãy xem xét cấu hình tam giác, sao trước khi làm việc với chúng nha,
![](img/sd_tong_quat.png)
- Tìm RA, RB, RC khi biết R1, R2, R3.
- Tìm RA
RA = R1xR2 R1 + R2 + R3 - Tìm RB
RB = R1xR3 R1 + R2 + R3 - Tìm RC
RB = R2xR3 R1 + R2 + R3
- Tìm RA
- Tìm R1, R2, R3 khi biết RA, RB, RC.
- Tìm R1.
R1 = RAxRB + RBxRC + RCxRA RC - Tìm R2.
R2 = RAxRB + RBxRC + RCxRA RB - Tìm R3.
R3 = RAxRB + RBxRC + RCxRA RA
- Tìm R1.
Để cho các bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp trên chúng ta sẽ làm ví dụ với một bài tập nho nhỏ, bài tập này vận dụng các phương pháp chúng ta vừa được học.
Thế các giá trị tính được ở trên vào và kết hợp công thức tính 2 điện trở song song cho đoạn mạch vừa ráp ta được,
Tiếp tục áp dụng công thức tính tổng trở cho đoạn mạch nối tiếp chúng ta lại thu được kết quả như hình vẽ sau,
Đến bước này chúng ta thu được 2 điện trở cuối cùng song song với nhau, và áp dụng công thức tính đã học chúng ta đã tìm được tổng trở tương đương của đoạn mạch trong bài toán ví dụ đơn giản này,
Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ vào hòm thư manhcompro@gmail.com. Do trang này chạy trên wapsite và đang trong quá trình xây dựng nên nếu có lỗi, mong các bạn phản hồi cho Team để sớm khắc phục.